Sự khác biệt giữa lớp mạ kẽm và lớp mạ nhôm kẽm

Sự khác biệt giữa lớp mạ kẽm và lớp mạ nhôm kẽm

Thép có đặc tính cơ học tốt, ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, nhưng yếu điểm là dễ bị ăn mòn trong hầu hết mọi điều kiện sử dụng. Vì vậy, trong xây dựng hay những ngành khác, thép phải được bảo vệ để ngăn tác động ăn mòn của môi trường. Có hai cách bảo vệ thép phổ biến là mạ kẽm và mạ nhôm kẽm (mạ lạnh), theo phương pháp mạ nhúng nóng. Với mạ kẽm, thép nền được bảo vệ bới một lớp kẽm. Trong khi đó, lớp mạ nhôm kẽm bao gồm 55% Nhôm, 43.5% Kẽm và 1.5% Silic. Với tỷ lệ thành phần kim loại này, lớp mạ có tác dụng tối ưu bảo vệ lớp thép nền.

Lớp mạ nhôm kẽm có tác dụng bảo bệ lớp thép nền tương tự như lớp kẽm. Ngoài ra, nhôm trong lớp mạ nhôm kẽm khi đưa ra môi trường sẽ tạo thành lớp ô-xít nhôm có độ cứng và bám dính cao. Lớp ô-xít này giúp lớp mạ chịu được tác động cơ học, tác động của nước mưa, mà không bị bong tróc hoặc rửa trôi. Nhờ cơ chế này mà lớp mạ nhôm kẽm có khả năng bảo vệ thép nền tốt hơn lớp mạ kẽm nhiều. Khi lớp mạ có cùng một lượng kim loại mạ (kẽm hoặc nhôm-kẽm) trên một đơn vị diện tích m2 thép nền, lớp mạ hợp kim nhôm kẽm có thời gian bảo vệ lớp thép nền lâu hơn 7-8 lần so với lớp mạ kẽm.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian sử dụng lâu dài, tất cả các sản phẩm khung kim loại của Lê Trần đều được sản xuất bằng thép mạ nhôm kẽm

 

 

social position

Share this post